Lịch sử hình thành ngày Dân số Việt Nam
Quyết định 216/CP ngày 26/12/1961 được Ban hành bởi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, công tác chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Nhưng lúc này đây vẫn chưa phải là ngày Dân số Việt Nam.
Đến ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy đúng ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam để tập trung toàn diện cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển của dân số để có thể phát triển kinh tế, xã hội ổn định và lâu dài.
Giai đoạn những năm 50, 60 của thế kỷ XX, thời điểm đất nước bị chia hai miền Nam Bắc, chiến tranh diễn ra liên miên. CNXH ở miền Bắc vừa xây dựng chính quyền, ổn định cuộc sống, vừa ra sức tăng gia sản xuất, tiếp tế cho miền Nam ruột thịt. Đặc biệt những năm này, hàng triệu người lính miền Bắc được điều động vào miền Nam hỗ trợ miền Nam kháng chiến. Chính vì lí do đó, sự khan hiếm về người đã đẩy tỉ lệ sinh đẻ tăng nhanh, từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960) mặc cho thu nhập quốc dân và sản lượng lương thực giảm. Cũng do sự thiếu hụt về người đấy nên lúc này cũng chưa có các chính sách, kế hoạch về sinh đẻ gì được áp dụng.
Tuy nhiên, đến ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc công tác sinh đẻ cần có hướng dẫn, vì gánh nặng xã hội và kinh tế từ sự gia tăng nhanh dân số. Đây cũng là tiền đề, khởi đầu đánh dấu việc ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sau này. Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm là ngày Dân số Việt Nam.
Ý nghĩa ngày Dân số Việt Nam 26/12
Những năm trước đây giữa lúc đất nước còn bị chia cắt dân tộc Việt Nam phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là : Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam để thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã thông qua một Quyết định đặc biệt. Đó là Quyết định số 216 ngày 26/12/1961 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Ngày 19 tháng 5 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326/TTg về việc lấy ngày 26 tháng 12 hàng năm là Ngày dân số Việt Nam.
Quyết định được ban hành ngày 26/12/1961 thực sự là một quyết định quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho công tác dân số, và quản lý dân số sau này. Không chỉ vậy, đây còn được xem là một quyết định mang tính nhân văn sâu sắc. Lý do là bởi mục tiêu của quyết định là vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc của gia đình, vì mỗi đứa trẻ được chăm sóc và nuôi dạy chu đáo. Tất cả những điều ấy đều cần một văn bản hướng dẫn thích hợp.
Đây cũng không phải là văn bản duy nhất thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. Sau này đã được đề cập nhiều trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình các giai đoạn,… Tất cả đều hướng đến mục tiêu có thể triển khai và thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đạt được hiệu quả cao.
Ngày Dân số Việt Nam được chọn nhằm tập trung toàn xã hội cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển của dân số để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trước mắt và cả lâu dài. Trải qua 60 năm hình thành (26/12/1961 – 26/12/2021), mỗi năm ngày Dân số Việt Nam luôn là dịp để các cấp uỷ, chính quyền phối hợp với nhau để ổn định trong quy mô dân số, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
(SƯU TẦM, TỔNG HỢP)